Tình trạng tiêu chảy: Nếu con bạn bị tiêu lỏng nhiều lần, hãy cho trẻ ở nhà và cung cấp đủ nước. Nếu trẻ đã biết ăn thức ăn đặc, hãy tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu chất xơ và nhiều dầu mỡ.
Trẻ Bị Sốt: Theo dõi các vấn đề sức khỏe ở trẻ khác như đau tai, ho, hôn mê, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ban đầu cần hạ sốt cho con bằng cách lau mát, Chườm nước ấm và mặc quần áo nhẹ nhàng. Hỏi bác sĩ về những cách an toàn để hạ sốt cho trẻ hiệu quả.
Táo bón ở trẻ: Táo bón là khi trẻ đi phân cứng và khiến trẻ đau đớn khi đi ngoài. Bác sĩ có thể đề nghị bạn cho trẻ uống thêm nước hoặc bổ sung một chút nước ép mận vào bình sữa hoặc cốc uống nước của con bạn để giúp trẻ dễ đi tiêu hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ táo bón kèm các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng hoặc nôn mửa thì đây là vấn đề sức khỏe cần được thăm khám tại bác sĩ nhi khoa.
Ho ở trẻ nhỏ: Ho kèm theo sốt nhẹ có thể xảy ra nếu trẻ bị cảm lạnh. Sốt dai dẳng cao hơn có thể có nghĩa là bị viêm phổi hoặc cúm. Trẻ vừa ho vừa có triệu chứng khò khè thì nghĩ tới trẻ bị viêm tiểu phế quản, hen suyễn hoặc viêm phổi. Trẻ bị ho gà có những cơn ho và phát ra tiếng “khục khục”.
Đau khi mọc răng: Khi được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa nhỏ xíu sẽ bắt đầu chọc qua nướu của trẻ. Điều đó thường làm cho trẻ sơ sinh khóc rất nhiều! Cách ứng phó nhanh chóng là đưa cho trẻ một cái gì đó an toàn để nhai. Bạn cũng có thể dùng ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng trên bề mặt nướu hoặc cho trẻ nhai thứ gì đó mát lạnh.
Buồn nôn và nôn ói: Đây là điều rất phổ biến và hầu hết là vô hại. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng nôn mửa ở trẻ không ngừng trong vài giờ hay trẻ cũng bị sốt kèm theo nôn ói và bỏ ăn.
———
Hotline: 0966 055 333
Website: https://suadinhduongbioiq.com/
Youtube: https://www.youtube.com/@BioIQVietNam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *